Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

"Canon in D" _ Pantene

- Vì sao tôi không giống mọi người?

 

- Vì sao bạn phải giống mọi người! Cuộc đời là muôn hình vạn trạng, nhắm mắt lại đi, hãy cảm nhận nó!

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2010

90 độ

Ngày dài nhất và đêm ngắn nhất

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

Tía dạy con

(Phỏng theo bài vọng cổ "Mẹ dạy con" của soạn giả Viễn Châu) 
Con gái ơi, chỉ còn bốn tuần nữa, tháng bảy tới đây là con phải về làm dâu nơi xứ lạ, hãy ghi nhớ mấy lời tía khuyên trong tấc dạ buổi chia lìa. Con ra đi là đỡ khổ cha già, nhưng đỡ cái này thì sanh lo cái khác. Cả năm qua tía chịu điều goá bụa, phận gà trống tảo tần lấy mắng chửi dạy con. Nay con đến tuổi trưởng thành, tía lại phải lo đến bề gia thất nhân duyên. Tía rất hiểu nỗi lo sợ phập phồng, bởi con gái tía thường hay hậu đậu vô cùng.
 
Xưa nay của hồi môn họ tặng cho con của họ những tiền với bạc, riêng tía đây gửi gấm cho con những lời khuyên chứ không phải là cửa là nhà. Vậy con phải làm sao đừng xấu hổ mặt tía à. Phàm là con nhà nghèo khó, con phải hiểu rành cái câu "làm biếng giữ thân". Phải biết coi chừng quần áo, tóc tai, phải khéo léo từng đôi giày, chiếc vớ. Ông bà xưa của mình thường nói rằng: “Học văn khổ lắm con ơi, vui chẳng nên cười, mà buồn thì chớ có kêu than.”
 
Khi con về ở bên chồng của con rồi, đi “đâu” thì đi có giờ có giấc, cho đúng nơi đúng chỗ, ông bà mình thường nói: “Một tiếng chào cao hơn cỗ.” Phận gái tam tòng xuất giá tùng phu. Khi con trả bài cao điểm, thì đừng có rửng mỡ tự đắc kiêu căng, còn nếu như bị chê bai mắng mỏ, thì con đừng có học theo cái thói xé bài chửi đổng, bởi sách có câu: “Nếu không có giám thị thì đi dọc, đi ngang, chứ thấy chủ nhiệm rồi thì ráng thẳng một đàng mà đi.” Trót sanh ra làm phận nữ nhi, con cố giữ sao khỏi tiếng thị phi chê cười.
 
Trong lớp học phải giả đò thuận thảo
Ngoài sân trường bớt chút máu hung hăng.
Điểm tuy cao cũng đừng quên gian lận.
Mùa thi về nhớ chát chít thâu đêm.
 
Con ơi hãy nghe tía đây căn dặn! Con đi học có nhiều bài tập, phải làm sao vừa ý cô thầy. Dẫu công dân hay là tin học, môn gì nữa thì cũng ráng thuộc lòng. Mỹ vị cao lương mà hầm hầm mặt giận, sao bằng hớn hở chào thầy mà ngon miệng vừa ăn.

Giờ chơi vừa dứt, ăn xong, lấy bài, lấy bút, vở cùng giáo khoa.

Bảng lau, bàn dọn kỹ càng, cô vào, đứng dậy, kẻo mang vụng về.

Tía già nên lắm thành kiến khắt khe, bởi có câu: “Thất nam viết hữu, còn tam thập nữ viết vô”, thân phận gái là đồ nữ sanh ngoại tộc. Khi còn chảnh, con là con của tía, chứ ra ngoài, chảnh vậy là bị quýnh bầm thây. Nếu con có lòng muốn trả thảo tía đây, hãy ghi nhớ những lời khùng điên tía dạy, phải giữ kỹ câu công ngôn dung hạnh, và gìn tròn câu tứ đức tam tùng. Sau này, có nhắm mắt theo ông bà ông vải, tía cũng được ngậm cười nơi chín suối.

Mai đây con phải theo chồng, mấy câu tía chửi con đừng làm theo!

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2010

Mùa Worldcup

Hồi đó - những năm đầu sau giải phóng -ở Việt Nam, không gọi là worldcup như bây giờ mà gọi là mundial. Có người giải thích là do ảnh hưởng của Pháp ngữ. Chẳng biết có đúng như thế không nhưng muldial thật sự hấp dẫn. Có lẽ do đói nghệ thuật lâu quá (bên cạnh cái đói ăn, đói mặc, đói thông tin ... và nhiều cái đói khủng khiếp khác).

Mundial đầu tiên sau thống nhất nước nhà là Argentina 78. Lúc đó chưa có khái niệm truyền hình trực tiếp, chưa có khái niệm ti-vi màu.

Mệt quá đi ngủ, kể sau .... (Chân thành cáo lỗi! Ai không chịu thì cũng ráng chịu!)

Lúc bấy giờ cả xóm chỉ có chừng 10 cái TV nhỏ loại 14 inch. Mọi người thường tụ tập lại khoảng đất trống trước nhà ông tổ phó an ninh để xem. Nơi đây được gọi là góc thư viện của tổ dân phố vì được trang bị một TV cỡ lớn 19 inch và lèo tèo vài tờ báo SGGP, Nhân Dân ... hình như lúc đó còn phát hành tờ Tin Sáng. Gọi là xem cho nó khí thế chứ thật tình thì phải hơn một tháng sau khi kết thúc mundial thì "đài" mới "chiếu lại " cho coi được. Và cũng chỉ có chiếu lại một hai trận mà thôi. Chính vì vậy, dân thành Cổ Loa không thể bỏ qua những trận đấu kinh điển ấy. Tối hôm qua, khi nhà đài giới thiệu "chương trình tối mai" có chiếu trận chung kết giữa Argentina và Hà Lan thì bà con đã xôn xao cả rồi. 9 giờ tối thì mọi người đã đông đủ. Cũng xin nói thêm là thời đó, ti di chỉ có một kênh 9, chưa có hát tê dê 9, hát tê dê 7 hay vờ tờ vờ gì ráo trọi. Và chương trình cũng chỉ gói gọn từ 7g tối đến hơn 10g tối là "xong phim". Cái TV nhỏ được đặt lên một cái kệ cao 2m, bọn con nít như tui phải xếp hàng ngang ngồi cách 5m, hôm nào đi trễ thì phải ngồi cách 15 m lòi con mắt ra mà tìm hiểu văn minh loài người. Vì lúc ấy truyền hình chỉ có trắng đen nên khi hai đội ra sân thì bà con chủ yếu là xem quần cầu thủ. Quần đen là chủ nhà Á-căn-đình, quần trắng là mấy chú đậu Hòa Lan. Trận đấu dĩ nhiên là được hưởng ứng nhiệt liệt nhưng không có cái cảnh chồm chồm hay nhảy lên reo hò. Lẽ đơn giản là phải tôn trọng các bậc cha chú anh chị đang ngồi thưởng lãm phía sau, nếu không muốn bị ăn dép lên đầu.

Sức ảnh hưởng của bóng đá được thể hiện mạnh mẽ ngay sáng hôm sau. Bọn nhóc con bộ đội nhà máy Z751 lập tức từ bỏ Cao Cường, Thế Anh để khoác áo sọc xanh trắng (sọc trắng là mồ hôi còn sọc xanh là hòm, tức là cáu ghét) và đóng vai người hùng Ma-di-ô Kem-bét. Còn thằng Tư Lê nhà ông Hanh cũng cởi áo Cảng Sài Gòn, tự xưng Ren-xen-bờ-rinh đem cơn lốc da cam (nước da đen thui lui) đối chọi với biển người Ác-giăng-tin. Những cuộc đối đầu như thế có lẽ xảy ra khắp Sài Gòn. Chẳng thế mà ở bìa sau báo Khăn Quàng Đỏ những năm ấy thường có truyện tranh vẽ  lại dưới nét bút Tuấn Lâm (thì phải)

Worldcup đầu tiên mà tui biết là như thế, và dù đã nghe nhiều thiu dệt dề bờ-za-din nhưng đội bóng mà tui iu thix năm í lại là Hà Lan, kẻ chiến bại vĩ đại. Cú sút dội xà ngang của Rensenbrink đã gieo vào tui tâm lý chiến bại từ ấy.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
Năm nay, lại đến worldcup. Một worldcup mà tui thiếu chuẩn bị và náo nức, có lẽ do tháng này quá bận rộn.  Thôi, đi ngủ, mai sẽ nói tiếp về một huyền thoại, một thần tượng của worldcup này.

Thứ Ba, 1 tháng 6, 2010

Tháng sáu

Hum nay là ngày Quốc tế thiếu nhi.
Chúc mấy đứa con nít lớn tuổi một mùa hè zui, khỏe và thật nhiều mơ ước.
  Ký tên
Thằng con nít sống lâu.