Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

Nhân vật tiêu biểu 10 năm.


Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập trường, chuyentrandainghia blog đã tổ chức một cuộc thăm dò chớp nhoáng vào chiều tối nay. Những giáo viên được yêu thích nhất của DjFC là ai? Chúng tôi gửi đi cả thảy 55 tin nhắn đến các số điện thoại của một số cựu học sinh, học sinh được lưu trữ tại tổng đài 0903367158. Số lượng tin nhắn phản hồi là 48, số tin hợp lệ là 43. Do lần đầu tiên tổ chức bình chọn qua sms nên một số fan chưa nắm rõ qui định cuộc chơi. Rất nhiều fan phản hồi danh sách có hơn 3 ứng viên. Dưới đây là kết quả bình chọn xếp theo số lượng tin nhắn ( mặc dù còn lắm bàn cãi… hehe…)


1. Trần Ngọc Huy _ Toán

2. Trần Thị Thúy Bình _ Hóa

3. Nguyễn Bác Dụng _ Hiệu trưởng

4. Trần Kim Duyên _ Anh

5. Võ Thị Kim Hiệp _ Địa

6. Nguyễn Mai Phương _ Pháp

7. Vũ Thị Thu Huyền _ Lý

8. Lê Hoàng Sơn Châu _ Thể dục

9. Nguyễn Tiến Vinh _ Sử

10. Nguyễn Thị Thắng Lợi _ Văn

Ngự trị tuyệt đối trong lòng A2 là Em-Anh-Anh tức Mít-tờ Lịch Lãm. Về thứ hai là mẹ Bình Già, và thứ ba là thầy Hiệu trưởng Nguyễn Bác Dụng.

Với các fan ngoài hai A2, danh sách các thầy cô được yêu thích là (xếp theo ABC):

Nguyễn Thị Ngọc Diệp _ Toán
Lê Thị Bích Đào _ Toán
Giám thị khối 6
Tô Kim Hiệp _ giám thị
Lê Học Lâm _ Công dân
Nguyễn Từ Phương Liên _ Anh
Đoàn Thị Hải Lý _ Văn
Đoàn Nguyễn Thụy Ngọc Minh _ Anh
Lê Thị Kim Nga _ Anh văn
Phạm Hồng Ngọc _ Văn
Lê Thị Tuyết Nhung _ Toán
Nguyễn Bảo Quốc _ Toán
Nguyễn Thị Ngân Sương _ Văn
Tô Văn Tâm _ Thể dục
Cô Giám thị khối 6
Nguyễn Thị Bích Thủy _ Sử
Trần Thị Thanh Trúc _ Anh
Vũ Nam Trường _ Toán
Vũ Thị Xoan _ Văn

***
Về phía tdner, tôi đã chọn 10 đồng nghiệp dưới đây là 10 nhân vật tiêu biểu nhân kỷ niệm 10 năm thành lập trường. Danh sách này được xếp theo ABC. Thật ra còn rất nhiều đồng nghiệp khác rất xứng đáng là tiêu biểu nhưng vì số lượng có hạn nên ...

Đào Nguyên Bình       Văn

Trần Thị Thúy Bình     Hóa

Lê Thị Hồng Cẩm        Công dân

Nguyễn Bác Dụng       Hiệu trưởng

Trần Ngọc Huy            Toán

Dương Bửu Lộc           Toán

Phạm Thị Mai Lựu       Kỹ thuật

Trần Thị Hồng Thủy    Anh

Nguyễn Lưu Yến         Giáo vụ

Trần Thị Bạch Yến      Thể dục


Và nhân vật 10 năm tiêu biểu toàn diện nhất là:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA




Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Tháng 3,tuần 4


Thứ 2.
Tạm biệt Phú Lộc-Lance Armstrong của TĐN.Yên nghỉ nhé em.

Thứ 3.
Vì những gì tui dặn mấy người lại ko thèm để ý,ko làm theo nên từ nay tui ko dặn dò gì hết,dẹppppppp!

Chiều lại sống với lũ lụt,mưa phùn từ mấy con gà bị cúm,vì ông già giảng cái đề nghị luận “Hiểu cuộc sống,hiểu cha mẹ”.

Thứ 4.
Tổ chức sinh nhật cho mấy đứa sinh vào tháng 3.Học tốt,chăm ngoan và hiếu thảo nhé các con!

Tập văn nghệ.Tụi gà ăn cơm,uống trà sữa nhiều quá,lú rồi,quên mất động tác hết trơn rồi!Mấy con phải lấy danh hiệu “Dũng cảm” làm động lực hén!

Thứ 5.

Cho kiểm tra 1 tiết sử.Nhìn những gương mặt rạng ngời cùng nụ cười mãn nguyện khi quyết định được nên đặt bút đánh...lụi câu nào ôi sao mà dễ thương làm sao!

Chọc gì Em-Anh-Anh vậy mấy con gà?Thầy Châu giận rồi,Em-Anh-Anh giận nữa,nếu mẹ Bình Già giận,thì tui giận luôn cho đủ bộ hén?

Thứ 7.
Vào xem Đen Thui thi thanh lịch.Bận đi dạy,tới khi vào được là tụi nó đã thi rồi.
Cuộc thi kéo dài quá,tới 5h30 tui phải đi dạy.Kết quả:

Hạng nhất:11A5
Hạng nhì:11A7
Hạng ba:10A5

Dù sao cũng nên nói với các cổ động viên ko chuyên nghiệp lẫn thí sinh một câu:CẢM ƠN.

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Viếng bạn Phú Lộc

Nguyễn Đôn Phú Lộc (1993-2010)
Học sinh tiêu biểu 10 năm

Bài thơ của cô Hồng Anh mở đầu sổ tang

Với niềm cảm thương chân thành sâu sắc, xin mời các bạn hữu gần xa đến viếng Phú Lộc và ghi sổ tang qua entry này!

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

Lễ tang NGUYỄN ĐÔN PHÚ LỘC













Huy hiệu thầy Djinh tặng Phú Lộc chiều 19/ 03/ 2010

Phú Lộc đã mất!

8g45, cô Mai Lựu cho hay: "Phú Lộc vừa mất cách đây 20 phút Djinh ơi!"

Sau đó 5 phút, cô Thanh Danh đã xác nhận tin này.

Hiện gia đình và nhà trường đang chuẩn bị nghi thức tang lễ. Các bạn cùng chia buồn nhưng khoan đến nhà. Khi nào gia đình chuẩn bị xong chúng ta sẽ đến viếng bạn.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

Tuần 3,tháng 3.

Thứ 2.

Chưa bao giờ tình hình lớp lại “lạc quan” như thế này!Một dấu hiệu “tích cực”!Có điềm báo!Báo rằng “Các con ơi,quay đầu là thầy,phía trước là DeJinh!”.

Thứ 3.

Hai tiết thể dục bị thay bằng hai tiết văn.Chiều thứ 2,mới nghe thông báo từ Em-Anh-Anh,được biết là tụi gà thi nhau la,kêu và hét um sùm,tỏ thái độ đồng tình vô giới hạn,bằng chứng là khi Em-Anh-Anh hỏi:

-Ai phản đối?

Im re.Hehe.

-Ai đồng ý?

Im re.Tụi này cứ chơi trò dối lòng.

Dù học thể dục vào buổi chiều,có mệt,có nắng,nhưng phải cố làm vẻ tươi tỉnh chớ!Đúng chúng bây là Gà công nghiệp ráo trọi!

Thứ 4.

Tặng quà cho mấy giáo sinh.Thật vui,phải ko?

Thứ 5.

Ngày chia tay.Tụi nhỏ mắt mũi đỏ hoe,sướt mướt thấy mà tội.

Ừ,từ nay cái chuồng gà sẽ thiếu đi hình bóng của mấy cô “chăn gà,lùa vịt” xuống tập thể dục,giảng bài,hay bày trò rồi.

Còn tôi,phải trở lại thống trị cái chuồng gà mình ên.




Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

LỜI TRI ÂN QUÝ THẦY CÔ GIÁO SINH

(Bài của bạn Lý Mỹ Dung)
Xin gửi đến quý thầy cô giáo sinh yêu mến!



Đợt thực tập sắp kết thúc, như cái lẽ tự nhiên của cuộc sống, có bắt đầu rồi sẽ có kết thúc, cũng như có gặp gỡ rồi cũng sẽ có chia tay, có phải không?

Lần đầu gặp nhau, chúng con làm quen với các thầy, các cô trong niềm vui háo hức, suốt một tháng vừa qua, chúng ta đã cùng nhau làm biết bao điều, biết bao nhiêu là kỉ niệm thân thương,để rồi hôm nay, chúng con phải nói lời chia tay với các thầy cô. Tiếng chia tay sao khó nói quá,…quyến luyến…vấn vương…

Có nhiều lúc…

 

Chúng con chán, chúng con nản với cách diễn đạt vụng về, khô khan, nhưng mỗi khi ngẩng đầu lên, chúng con bắt gặp những giọt mồ hôi ướt đẫm lưng áo, đôi mắt ẩn chứa chút bối rối nhưng sáng rực đam mê.




 Chúng con thấy…THƯƠNG…



Có nhiều lúc…

Chúng con ước chi người đang đứng trên bục là giáo viên bộ môn của mình, chứ không phải là một giáo sinh, để chúng con được tiếp xúc với giáo viên mình yêu thích, được nghe những lời giảng dạy đầy thâm niên từ họ,nhưng mỗi khi nghĩ đến hình ảnh các giáo sinh đây có thể là hình ảnh của một thầy Trần Ngọc Huy khi xưa, một cô Mai Phương khi mới ra trường,cũng vụng như vậy, cũng ngây ngô như thế…


Chúng con thấy…THƯƠNG…

 


Có nhiều lúc…


Chúng con cảm thấy bối rối khi thấy ánh mắt cô tìm kiếm một cánh tay phát biểu nhưng đáp lại là sự im lặng đến vô vọng…

Ngày hôm nay, chia tay nhau là để biết rằng sẽ có ngày gặp lại nhau, đâu đó trong cuộc đời rộng lớn này… Hy vọng chúng ta có thể nhận ra nhau, đơn giản chỉ là một lời chào nhưng có thể làm ấm lòng ai đó cả một ngày mưa lạnh lẽo, một ánh mắt, nụ cười cũng khiến kỉ niệm ùa về trong tâm trí, để nhắc nhở nhau rằng, chúng ta đã cùng nhau đi qua một khoảng thời gian rất đẹp…



Những mong mai đây, các thầy cô sẽ trở thành những giáo viên tận tuỵ, luôn hết lòng vì học sinh, không chỉ truyền đạt cho các em những kiến thức học đường mà còn là những kĩ năng sống, để các em thêm tự tin vững bước vào đời.




Ngày chia tay, xin gửi đến các thầy cô một lời cảm ơn sâu sắc từ tận đáy lòng. Cảm ơn.


Xin cảm ơn các thầy cô chính-thức-nhưng-không-chính-thức!





Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2010

Ngày 14 tháng ba, trên wiki

Sự kiện

• 1988: ngày số Pi


• 1988 - Trung Quốc đem quân đội chiếm đóng một số hòn đảo trong quần đảo Trường Sa

http://phapluattp.vn/20100313100456492p0c1013/truong-sa-trong-tim-nguoi-linh-nam-xua.htm

http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns100313181549#4xkaZ59KqiRn


• 1975 - Mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh tại Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk


Sinh

• 1879 - Albert Einstein, nhà vật lí, người Mỹ gốc Đức, giải thưởng Nobel 1921 (mất 1955)
Hình chụp ngày 14 tháng 3, 1951 bởi một nhiếp ảnh gia của UPI (United Press International) nhân ngày sinh nhật Einstein
http://nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1921/einstein-bio.html

• 1900 - Hồ Trọng Hiếu, tức nhà thơ Tú Mỡ (mất 1976)
http://www.nhandan.org.vn/tet2009/tinbai/?top=167&sub=172&article=139655

• 1941 - Nguyễn Tuấn Khanh, tức họa sỹ Rừng, người Mỹ gốc Việt
(Đường link này trên wiki dẫn đến một Nguyễn Tuấn Khanh khác, là chính trị gia chứ không phải họa sỹ)


Mất
• 1883 - Karl Marx, người khởi xướng chủ nghĩa Marx (sinh 1818)
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ngữ văn 11NC, tr.122)

• 1926 - Phan Chu Trinh, nhà cách mạng Việt Nam

Về luân lý xã hội ở nước ta (Ngữ văn 11NC, tr.98)
Đám tang cụ Phan Chu Trinh năm 1926 tại Sài Gòn


Bài "Chân dung" (số 15) của Xuân Sách viết về ông cũng để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ:

Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát, lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan.




 

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Tuần 2,tháng 3.

Thứ 2: 8/3.

Là một ngày thật đặc biệt phải ko các Bạch Tuyết?

Các Bạch Tuyết phải cảm ơn mấy chú lùn A2 đó nghen,về những bài thơ củ chuối chiên nè,các món quà vuông vắn xinh xắn màu lá chuối tươi tắn hè nè.

Thứ 3.

2 câu hỏi.

-Yêu là gì?

-Yêu như thế nào?

Mấy chục đáp án từa tựa nhau.

Thứ 4.

Tổ chức đấu giá.La hét đập muốn gãy cả búa,vậy mà tụi nó còn ganh tị lẫn nhau,tranh giành nhau cho bằng được.Biết sao được,phải bàn giao cho ngươì có nhiều ngân lượng hơn chứ.

Thứ 5.

Các tiết mục rất hay,mỗi tổ có một phong cách rất lạ,rất quái,rất riêng và rất tốt!Sẽ tổng kết cho các con vào tuần sau nha.

Diễn xong tụi gà xụi lơ.Không khí lớp trầm xuống hẳn.Mệt quá hả?

Bây giờ thì bắt đầu ôn bài từ từ cho thi học kì đi nha.

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

Má và những biểu tượng

Dẫu là người dạy tiếng Việt, nhưng với tôi, tiếng má gần gũi 45 năm qua không thể thay bằng tiếng gọi khác được.

Người Việt Nam ta có nhiều tiếng để gọi má: mẫu, mẹ, u, bầm, mợ, mạ ...

Ở đâu ta cũng thấy những biểu tượng và danh xưng để nhắc nhở ta về má, về người mẹ:

Hình ảnh người phụ nữ trong văn học nghệ thuật: Chinh phụ ngâm (vừa tượng Tô Thị, vừa hòn Vọng Phu, cả thơ, cả nhạc), Người mẹ cầm súng, Mẹ vắng nhà (Nguyễn Thi); Mẹ vắng nhà ngày bão (Đặng Hiển, Tiếng Việt 4); Khi mẹ vắng nhà (Trần Đăng Khoa); Bà má Hậu Giang, Mẹ Suốt, Mẹ Tơm, Bà Bủ, Bầm ơi (Tố Hữu); Mẹ Việt Nam, Bà mẹ Gio Linh (Phạm Duy); Người mẹ Ô Lý, Huyền thoại mẹ (Trịnh Công Sơn); Người mẹ (Nguyễn Ngọc Thiện); Ngày hội ngộ (Lâm Hồng Long); Ngày xưa có mẹ (Thanh Nguyên)... đã khắc sâu tận tâm khảm muôn người.

Trong tín ngưỡng phương Đông, Phật giáo có Phật bà Quan Âm; Tiên giới có Tây Vương Mẫu; Cửu Thiên Huyền Nữ. Trong dân gian người Việt, tín ngưỡng thờ mẫu có từ rất sớm và luôn được coi trọng. Tứ bất tử có Mẫu Liễu Hạnh. Nơi nào cũng thờ bà: đường Nguyễn Trãi quận 5 có chùa Bà Thiên Hậu; An Giang có Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam; Tây Ninh có Núi Bà Đen; chùa Bà ở Bình Dương thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu; Ở Bắc Ninh có Đền Bà Chúa Kho; Tại Nha Trang có tháp Po Nagar của người Chăm thờ thánh nữ Thiên Y A Na ...

Sài Gòn này còn có rất nhiều địa danh và đường phố mang tên Bà: Bà Quẹo (Tân Bình), Bà Chiểu, Thị Nghè (Bình Thạnh), Bà Môn (Bình Chánh), Bà Hói (Nhà Bè), Bà Điểm (Hóc Môn), Bà Hạt (Q.10), Bà Xếp (Q.8), Bà Hom, Bà Ký, Bà Lài (Q.6), bà Huyện Thanh Quan (Q.3), Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân (Q.1)...

Trong nước thì có núi Bà Rá, Bà Đen, Bà Nà ; sông Thị Vải.... còn tỉnh thì có Bà Rịa.

Lan man đến đây thì ... bí! Bạn nào biết thêm gì thì bổ sung ha!


Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

Tuần 1,tháng 3.

Thứ 2.

Những bộ mặt ham hố thèm thuồng được chụp hình để lưu giữ dấu tích giang hồ được ẩn giấu một cách lộ liễu (?!) dưới những tà áo dài trắng ngây thơ (tùm lum tội) cùng những chiếc áo sơ mi trắng đẹp đẽ tinh khôi trái ngược với chủ nhân của nó đã khiến chúng ta có dịp ôn lại toán dưới cấp mẫu giáo:"xem ai cao hơn nào".

Tụi gà thi toán tiết 3,4.Ko biết làm được ko mà thấy rên rỉ trên blog bliếc wá trời.

Thứ 3,4.

Học bình thường,ko có gì đáng nói ngoại trừ ko có gì để kể.

À ko,tự dưng hôm đó nhận được một bức thư tình.Có thể nói đó là bức thư tình thứ...n+m.Nhiều quá,ko nhớ đó là bức thứ mấy.

Thứ 5.

Im ắng.Chỉ còn đâu đó tiếng sột soạt của giấy bút cùng những tiếng tặc lưỡi,đâu đó vang vọng những từ tiếng anh bên cạnh những cái nhíu mày vì đề dễ.

Thi xong thấy tụi gà xụi lơ.Thương.Nhưng cũng phải vậy thôi.

Xong rồi đó!Khoẻ nha mấy đứa,chuẩn bị cho Xuân chưa?

Biết thứ 2 là ngày gì ko?Đã mua gì tặng mẹ chưa?Dù ko có quà,nhưng là một lời chúc hay một cánh thiệp cũng được.


Và tặng cho tất cả: (Xin cảm ơn Em-Anh-Anh vì đã chia sẻ file này)

http://www.mediafire.com/file/zjnh2mjqdwn/ConYeu_Nin.pps

Còn đây là qùa của tui:

Cho những ai đã,đang và sắp được gọi bằng một từ thiêng liêng nhất :MẸ

Cho các nàng Bạch Tạng,í lộn,Bạch Tuyết:

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

Kinh trập

Là một trong 12 tiết của âm dương lịch.

Trải qua Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn ... giấc đông dài đã khép lại bởi tiết Lập xuân. Chữ Xuân vốn có nghĩa là động, sống động. Mùa xuân là mùa vạn vật chuyển động.

Sau cơn mưa ẩm Vũ thủy, mầm cây hạt mộng đâm chồi thoát ra khỏi lớp vỏ sần sùi, thô ráp. Loài sâu bọ côn trùng cũng nảy nở sinh sôi.

Kinh trập hôm nay là một ngày đẹp: con số 5 là số sinh. Lại còn ngày Giáp Dần, tháng Mậu Dần, năm Canh Dần.... đúng là tam trùng.



Kinh trập bắt đầu cho tháng hai âm lịch. Người ta gọi tháng giêng là tháng Dần, còn tháng hai là tháng Mão. Mão có nghĩa là cửa đất trời mở rộng cho vạn vật tranh đua mà sống.

Tạo hóa đã dành sự sống cho côn trùng (trập). Bởi vậy mà sự sống của con người càng quí báu hơn.


Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010


Sáng nay, ngồi chọn hình cho cho tụi nhỏ, chợt thấy nó lướt qua trong máy tính.

Ngày tựu trường đã thấy nó nhưng cũng chỉ nghĩ là một chút vấn vương của lòng.

Ngày 20-11, vẫn thấy nó, nhưng không rõ là nó hay anh em nó.

Bẵng quên đi trong những bộn bề. Hôm Sơ kết học kỳ 1, xách máy ảnh đi lên dãy A, thấy nó nhưng không làm gì được.

Mãi đến hôm mấy đứa học quân sự, mới chợt nhớ lại nó. Nó vẫn còn đó. Leo lên tầng hai của hội trường A, thấy nó lặng lẽ, bơ vơ nhưng vẫn kiên trì chịu đựng. Giữa bao màu bao sắc, nó âm thầm nhìn đời không một tiếng thở than. Mà cũng đâu biết chừng, đời không nghe tiếng của nó rên rỉ giữa đau thương chơ vơ.

Sáng thứ hai, chụp hình làm kỷ yếu, một sắc hồng vẫn còn phơn phớt trên không.



Hôm nay nó có còn không? Chiều nay mới biết được!

Ngày mai, sẽ có còn nó không? ..... chắc là không, Djinh à! Những nhẹ nhàng, những thanh thản, nó sẽ dành lại cho đời .....

Nghe mang máng đâu đây và thấy hỗn độn cận kề:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Cả sự sống đang bắt đầu mơn mởn.
Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc
Không bao giờ! Không bao giờ giữa mùa hè tuyết rơi!


Trong bi kịch Faust, Johann Wolfgang von Goethe có một câu bất hủ: "Gray, my friend, is every theory, but green is the tree of life".

Thật là khó hiểu!

Mà có mấy ai hiểu hết cuộc đời!

Không phải vô cớ mà trí tuệ dân gian hiện đại có câu "Hỉu chít liền!"